ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN
Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Công đoàn tỉnh Phú Thọ
(09/10/1947 – 09/10/2022)
Trải qua 75 năm xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh, của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, sự quan tâm, phối hợp của các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể quần chúng trong tỉnh. Phong trào CNVCLĐ và Công đoàn tỉnh Phú Thọ đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, luôn đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì độc lập tự do của Tổ quốc, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng quê hương đất nước.
1. Sự xuất hiện đội ngũ công nhân tỉnh Phú Thọ
Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Phú Thọ vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, ở đây đã xuất hiện những mầm mống của nền kinh tế hàng hóa ở các trung tâm như Việt Trì, Phú Thọ, Hưng Hóa… Thủ công nghiệp đã phát triển, trở thành các ngành có tính chuyên nghiệp, xuất hiện đội ngũ những “người lao động làm thuê"… và hưởng lương theo công việc, tách hẳn ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống, nhưng đó chưa phải là “công nhân hiện đại".
Đến thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Phú Thọ mới xuất hiện đội ngũ “công nhân hiện đại”, tuy số lượng chưa đông nhưng thành phần khá đa dạng. Đó là đội ngũ công nhân xây dựng; công nhân khai thác đá vôi; công nhân Nhà máy bột giấy Việt Trì; công nhân Sở tằm, công nhân tuyến đường xe lửa Việt Trì - Lào Cai. Sự xuất hiện của đội ngũ công nhân ở Phú Thọ đánh dấu bước khởi đầu cho quá trình đấu tranh chống lại chế độ thống trị của thực dân, phong kiến tay sai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo một hình thức mới. Hình thức đấu tranh của giai cấp vô sản mà cả dân tộc Việt Nam tiến hành để giải phóng giai cấp, giành lấy độc lập dân tộc.
Trong những năm 1925 – 1929 nhiều tổ chức công hội của giai cấp công nhân đã ra đời như: Công hội Sài Gòn (năm 1925), Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ (ngày 28/7/1929), Tổng Công hội Vinh - Bến Thủy (11/1929) ... ở Phú Thọ cùng với việc tác động tích cực của các tổ chức Công hội, những công nhân làm việc theo tuyến ga xe lửa Việt Trì - Lào Cai là những hạt giống đầu tiên trong đội ngũ công nhân tự do và lao động làm thuê, đã truyền bá sách báo tiến bộ, giác ngộ tinh thần yêu nước và tư tưởng cách mạng cho quần chúng cách mạng Phú Thọ nói chung và đội ngũ công nhân nói riêng.
Thời kỳ 1936 đến 1939, với sự ảnh hưởng của phong trào Dân chủ trong nước thông qua các hoạt động tuyên truyền của những cá nhân giác ngộ và sự hình thành của các tổ chức dân chủ công khai trên địa bàn tỉnh, công nhân Phú Thọ bắt đầu tham gia và tự thành lập được các tổ chức của riêng mình. Đó là tổ chức Hội Ái hữu, Nghiệp đoàn trong các nhà máy, xưởng, nhà ga, nhà dây thép, hoặc trong các xưởng chế biến trong các đồn điền của thực dân. Các tổ chức này đã thu hút và tập hợp được số hội viên là công nhân lên tới hàng trăm người. Hoạt động chủ yếu của các hội này vẫn là tương trợ lẫn nhau, giúp nhau trong việc làm và đời sống hàng ngày. Một số hội bí mật rải truyền đơn, treo cờ búa liềm lên các nơi trọng yếu. Tiêu biểu là Nghiệp đoàn Nhà máy bột giấy Việt Trì đã tổ chức công nhân nhà máy bãi công, rải truyền đơn phản đối chủ đánh đập công nhân và treo cờ búa liềm trước cửa nhà giây thép.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (3/2/1930), với đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng đã đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở Đảng và các tổ chức quần chúng trên các địa bàn cả nước. Từ đó, nhiều cơ sở yêu nước và cách mạng đã được thành lập. Cuối năm 1939, trên cơ sở một số đảng viên ở Nhà máy bột giấy và đảng viên nhà tằm, đã tập hợp nhau lại thành một chi bộ riêng. Gọi là Chi bộ nhà máy giấy Việt Trì. Ngay sau khi thành lập, chi bộ Nhà máy giấy Việt Trì đã vận động công nhân nhà máy và thành lập tổ chức Công nhân phản đế. Đây là tổ chức Công đoàn sơ khai đầu tiên ở tỉnh Phú Thọ. Sau đó ở xưởng đạn Phú Thọ cũng được thành lập, dựa trên việc lựa chọn những người tích cực, gan dạ trong Hội ái hữu của công nhân nhà máy. Sự kiện thành lập tổ chức Công nhân phản đế đã mở ra thời kỳ lịch sử mới, thời kỳ phong trào đấu tranh của công nhân lao động Phú Thọ gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc.
Đến năm 1945, các tổ chức Công nhân cứu quốc ở Việt Trì, thị xã Phú Thọ ra đời và đã có những hoạt động tích cực trong công tác cứu đói, chống âm mưu của Pháp và tẩy chay các hoạt động của tổ chức thân Nhật. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đội ngũ công nhân lao động đã cùng các lực lượng, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đứng lên giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
2. Thành lập Công đoàn tỉnh Phú Thọ, tham gia củng cố chính quyền, góp phần đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1945 - 1947.
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam mới phải đối mặt với tình thế "ngàn cân treo sợi tóc". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát thành 3 nhiệm vụ lớn đó là: Diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
Đội ngũ công nhân và nhân dân tỉnh Phú Thọ đã dấy lên phong trào nhường áo, sẻ cơm, lá lành đùm lá rách, tương thân tương ái, lập quỹ tương tế cứu đói, tăng gia sản xuất theo khẩu hiệu "Không để một tấc đất hoang", "Tấc đất tấc vàng", mọi nhà mọi người, mọi cơ quan, đoàn thể đều tận dụng để trồng cây lương thực và thực phẩm ngắn ngày. Nhờ vậy, nạn đói trong tỉnh được đẩy lùi, đời sống nhân dân bước đầu được ổn định. Bên cạnh đó, công nhân còn tham gia chương trình Tuần lễ vàng, quyên góp tiền bạc, thóc gạo,… hỗ trợ Chính phủ ổn định về tài chính, kinh tế; xây dựng đời sống mới nhằm tăng thêm sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư…
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, tỉnh Phú Thọ còn là vùng tự do. Hội nghị quân sự toàn quốc của Đảng (tháng 10/1946), đã quyết định chọn nơi đây làm căn cứ cho một số cơ quan của Trung ương Đảng, Chính phủ, chiến khu X di chuyển về Phú Thọ, tập trung chủ yếu ở huyện Thanh Ba và Hạ Hòa.
Nhiệm vụ đặt lên vai công nhân và Hội công nhân cứu quốc tỉnh Phú Thọ là phải phối hợp với Ủy ban tản cư Trung ương, thực hiện tốt nhiệm vụ tản cư kháng chiến, giúp đỡ đồng bào, công nhân, viên chức tản cư lên, giải quyết công ăn việc làm cho công nhân và nhân dân lao động.
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ lúc này đã có 1.016 đoàn viên trong Công đoàn bưu điện, Công đoàn công binh xưởng và các Công đoàn ở các trại di cư thuộc Hạ Hòa, Thanh Ba. Các Công đoàn cơ sở lúc này vẫn hoạt động một cách độc lập, không có sự chỉ đạo thống nhất, “không có sự liên hệ với Tổng Liên đoàn mà do Tổng bộ Việt Minh phụ trách”. Tháng 2/1947, tại Hội nghị cán bộ công vận Trung Bắc bộ đã ra Nghị quyết thành lập Công đoàn ở những tỉnh chưa có phong trào. Tháng 3/1947, đồng chí Hà Thị Thục Chinh được Tổng LĐLĐ Việt Nam cử về Phú Thọ giúp các cơ sở xây dựng phong trào Công đoàn. Ngày 09/8/1947, Tỉnh ủy Phú Thọ đã quyết định phân công đồng chí Hoàng Tám phụ trách công tác công vận, liên lạc với Công đoàn. Tháng 9/1947, Ban vận động thành lập Liên hiệp Công đoàn tỉnh Phú Thọ ra đời, do đồng chí Hoàng Tám đứng đầu. Lúc này Phú Thọ có 15 Công đoàn cơ sở với 1.119 đoàn viên, nhưng bước đầu còn có nhiều lúng túng trong hoạt động.
Để củng cố tổ chức Công đoàn ở các tỉnh Việt Bắc, trong đó có tỉnh Phú Thọ. Ngày 15/9/1947, Ban Công vận khu X, đã ra Chỉ thị yêu cầu chấn chỉnh hoạt động của Liên hiệp Công đoàn Phú Thọ, Tuyên Quang. Thực hiện chủ trương này, "Ngày 09/10/1947, Liên hiệp Công đoàn Phú Thọ có “đại biểu hội nghị”, cử ra một BCH Liên hiệp Công đoàn đúng danh nghĩa "Liên hiệp" và sửa đổi lại hình thức tổ chức. Tại hội nghị, đồng chí Trần Ngọc Minh được bầu giữ chức Chánh Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh Phú Thọ. Trụ sở của Liên hiệp Công đoàn tỉnh đặt tại Thôn Yên Luật, xã Yên Luật, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
Tháng 11/1947 đồng chí Trần Ngọc Minh chuyển công tác khác, đồng chí Hà Thị Thục Chinh tham gia BCH Đảng bộ tỉnh, phụ trách công tác Công vận và đảm nhiệm chức vụ Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh.
Đầu năm 1948, cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống lại thực dân Pháp bước sang giai đoạn quyết liệt. Tại Phú Thọ, ngày 10/5/1948, Tỉnh ủy Phú Thọ ra Chỉ thị số 633 - TU về công tác công vận và Công đoàn, tập trung vào các vấn đề: tích cực phát triển Đảng trong công nhân, giao cho tiểu ban công vận chịu trách nhiệm quản lý các Chi bộ xí nghiệp, củng cố các tổ chức của tiểu ban công vận và Liên hiệp Công đoàn tỉnh.
Tháng 12/1927 Công đoàn tỉnh Phú Thọ được chia làm 3 Công đoàn cơ sở: Công đoàn Công binh xưởng, Công đoàn Hạ Hòa, Công đoàn Thanh Ba, với 4 đồng chí cán bộ Công đoàn chuyên nghiệp gồm: Hà Thị Thục Chinh, Trần Chí Đức, Nguyễn Bá Thành, Đỗ Như Hào. Đến tháng 05/1948, trong toàn tỉnh đã có 7 Công đoàn bao gồm: Công đoàn Kiến thiết Công binh xưởng, Công đoàn huyện Hạ Hòa, Công đoàn Thanh Ba, Công đoàn Chương Xá, Công đoàn Lâm Thao, Công đoàn Hạc Trì, Công đoàn Thợ máy. Tổng cộng có 1.717 đoàn viên. Số cán bộ Công đoàn trong toàn tỉnh là 16 đồng chí. Tháng 01/1949, đồng chí Nguyễn Văn Điệp, thành viên BCH Đảng bộ tỉnh được cử giữ chức Chánh Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh thay cho đồng chí Hà Thị Thục Chinh đảm nhận nhiệm vụ khác.
Bước sang năm 1950, cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã giành được nhiều thắng lợi, đẩy địch vào thế lúng túng bị động. Tháng 06/1951, tại xã Hương Xạ, huyện Hạ Hòa, Đại hội Đại biểu Công đoàn tỉnh Phú Thọ lần thứ II được tổ chức. Đồng chí Nguyễn Thành Đô, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh được bầu là Chánh Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh. Trong khoảng thời gian từ 1952 đến cuối năm 1953, do yêu cầu công tác trong tình hình mới, cán bộ chủ chốt của Liên hiệp Công đoàn tỉnh Phú Thọ liên tục thay đổi. Từ 1952 – 1953, đầu tiên là đồng chí Nguyễn Mạnh Tài - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh được cử làm Chánh Thư ký thay cho đồng chí Đô; sau đó, đồng chí Hoàng Lý giữ chức vụ này đến cuối năm 1953 thì chuyển công tác mới; đồng chí Hoàng Quốc Lâm được cử làm Bí thư Đảng đoàn – Bí thư liên Chi ủy kiêm Chánh Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh Phú Thọ.
Đại hội Đại biểu Công đoàn tỉnh Phú Thọ lần thứ II đã đề ra nhiệm vụ công tác công đoàn trong thời kỳ mới là: "Giáo dục công nhân viên chức, đề cao tinh thần yêu nước. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tăng năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật trau dồi nghề nghiệp, thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất góp phần bảo đảm đời sống dân sinh và xây dựng lực lượng đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc kháng chiến". Kết quả phong trào thi đua năm 1951 đã bồi dưỡng được 112 chiến sĩ thi đua và có 212 sáng kiến được phát minh áp dụng vào sản xuất. Năm 1953, Công đoàn Phú Thọ đã mở các lớp tập huấn bồi dưỡng cho đoàn viên về thực hiện cải cách ruộng đất, đấu tranh kinh tế với địch, công tác phòng gian bảo mật…. Năm 1954, thực hiện phong trào thi đua Ngô Gia Khảm, công nhân làm thêm giờ đưa năng suất tăng từ 25 - 30%, phấn đấu hạ giá thành.
Cuối năm 1953 đầu năm 1954, ta đẩy mạnh cuộc chiến Đông Xuân và tích cực chuẩn bị tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Công đoàn tỉnh đã dấy lên phong trào thi đua “tất cả để chiến thắng”, “tất cả cho chiến dịch Điện Biên Phủ” và tích cực tham gia động viên hàng ngàn dân công, công nhân làm cầu đường, sửa chữa đường cho xe pháo và các phương tiện vận tải khác ra mặt trận. Trong năm 1953, toàn tỉnh đã động viên được 91.508 dân công tham gia 4.269.036 ngày công cho các chiến dịch, huy động 937 xe đạp thồ, 87 xe trâu, 1.377 thuyền phục vụ chiến trường, cùng nhiều loại thực phẩm khác.
Ngày 07/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, đội ngũ công nhân và tổ chức Công đoàn Phú Thọ bước vào thời kỳ lịch sử mới, cùng nhân dân cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.
Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Trước tình hình đó, Liên hiệp Công đoàn tỉnh đã động viên công nhân viên chức trong tỉnh nhanh chóng bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tham gia cải cách ruộng đất, chăm lo cải thiện đời sống cho người lao động. Đẩy mạnh phong trào thi đua hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước.
Tháng 03/1956, Đại hội Công đoàn tỉnh Phú Thọ lần thứ III được tổ chức tại Thị xã Phú Thọ. Đại hội đã bầu đồng chí là Nguyễn Văn Tỵ , các đồng chí Phạm Văn Hạp, Vương Văn Thúc, Nguyễn Trí Đàn vào Ban Thường vụ, đồng chí Nguyễn Văn Tỵ được bầu là Thư ký. Tính đến năm 1957, Phú Thọ có 2.978 đoàn viên sinh hoạt trong 32 Công đoàn cơ sở. Cuối năm 1957, Hội nghị BCH Liên hiệp Công đoàn Phú Thọ đã đề ra phương hướng nhiệm vụ công tác Công đoàn trong năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa 1958 - 1960. Cuối năm 1957, Liên hiệp Công đoàn tỉnh tổ chức hội nghị và bầu đồng chí Nguyễn Quốc Chung làm Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh, thay đồng chí Nguyễn Văn Tỵ được Tỉnh ủy điều động sang làm công tác Đảng.
Năm 1958, Trung ương Đảng và Chính phủ chọn Việt Trì để xây dựng khu công nghiệp. Để xây dựng khu này, CNLĐ phải san phẳng 5 quả đồi, đào đắp 57 vạn m3 đất đá, dùng tới 546.708m3 bê tông và 210.000m3 cốt pha. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy và Liên hiệp Công đoàn Phú Thọ, hơn 4.000 công nhân Ty kiến trúc Việt Trì, cùng với công nhân, nhân dân lao động ngày đêm thi đua xây dựng khu công nghiệp, phát huy 3.582 sáng kiến làm lợi cho Nhà nước 300.000 đồng. Ngày 13/1/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Việt Trì. Người khen ngợi tinh thần hăng say lao động, ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu của cán bộ và công nhân, động viên anh chị em cố gắng học tập nâng cao trình độ, đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng CNXH.
Trải qua công cuộc cải tạo và phát triển kinh tế, CNVCLĐ của tỉnh đã trưởng thành nhanh chóng về số lượng và chất lượng. Năm 1958 có 6.770 CNVCLĐ; năm 1960 đã tăng lên 28.844 người (tăng hơn 4 lần). Hệ thống tổ chức Công đoàn cũng từng bước được kiện toàn. Tính đến cuối năm 1960, Liên hiệp Công đoàn Phú Thọ có 139 Công đoàn cơ sở, 7 Công đoàn ngành và 1.531 tổ Công đoàn. Công tác phát triển đoàn viên đã có nhiều tiến bộ. Riêng năm 1960, Phú Thọ phát triển thêm được 6.377 đoàn viên mới.
Theo yêu cầu, nhiệm vụ và sự phân công của Tỉnh ủy, tháng 1/1959, đồng chí Nguyễn Quốc Chung, chuyển công tác khác, đồng chí Trần Lưu Vỵ được bầu giữ chức Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh.
Từ ngày 12 đến ngày 16/1/1960, tại thị xã Phú Thọ. Đại hội Công đoàn tỉnh Phú Thọ lần thứ IV diễn ra trong 5 ngày, gồm có 174 đại biểu tham dự, trong đó có 159 đại biểu chính thức. Tại Đại hội, đồng chí Trần Lưu Vỵ - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh được bầu là Thư ký, các đồng chí Phạm Văn Hạp, Nguyễn Văn Thơ được bầu là Phó Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh. Đại hội đã nhấn mạnh: “Đẩy mạnh phong trào thi đua “tiên tiến” nhằm thực hiện tốt khẩu hiệu của Đảng đề ra là tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Liên hiệp Công đoàn tỉnh đã phát động phong trào thi đua lao động sản xuất trong công nhân, viên chức toàn tỉnh. Phong trào thi đua “Sóng Duyên Hải” đã thu hút nhiều cơ sở, xí nghiệp đăng ký… Trong năm 1961 đã có 1.954 sáng kiến. Bình quân mỗi cơ sở hơn 100 sáng kiến.
Đầu năm 1963, CNVCLĐ cả nước thi đua lao động sản xuất thực hiện đường lối cách mạng XHCN do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đề ra. Trong bối cảnh đó, Đại hội Công đoàn tỉnh Phú Thọ lần thứ V được tổ chức từ ngày 2- 4/4/1963, tại Thị xã Phú Thọ với 209 đại biểu tham dự. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ công tác Công đoàn là: Đẩy mạnh phong trào thi đua tập thể, phát huy sáng kiến tiết kiệm, phấn đấu vượt chỉ tiêu xây dựng 110 tổ lao động xã hội chủ nghĩa, quyết tâm hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch 2 năm 1964 - 1965 và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. ... Đại hội đã bầu BCH gồm 33 Ủy viên, trong đó có 4 Ủy viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Văn Thơ - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh được bầu là Thư ký, các đồng chí Phạm Văn Hạp, Trần Lạng là Phó Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh.
Nghị quyết của Đại hội Công đoàn tỉnh chưa thực hiện được bao lâu thì đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Đội ngũ công nhân và các cấp Công đoàn tỉnh Phú Thọ bước vào thời kỳ mới, vừa chiến đấu chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, vừa tiếp tục xây dựng CNXH, bảo vệ miền Bắc, sẵn sàng chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, các cấp Công đoàn trong tỉnh đã vận động CNVCLĐ thực hiện “tay búa, tay súng”, chấp hành triệt để lệnh phòng không sơ tán, di chuyển người, tài sản, thiết bị máy móc đến nơi an toàn, góp phần hạn chế những thương vong do giặc Mỹ gây ra.
Trong điều kiện vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu, đã xuất hiện nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động. Công nhân đã cung cấp cho nông dân hàng vạn nông cụ các loại như cày, bừa, cào cỏ, máy tuốt lúa, xe cải tiến… phục vụ nông nghiệp đúng nơi, đúng hướng. Phong trào thi đua được phát động như: “Địch phá ta sửa ta đi”, “Toàn dân làm công tác giao thông vận tải”. Phong trào nhận việc khó, làm thêm giờ, nhận thêm việc, phong trào gửi hàng ra tiền tuyến… đã được các nhà máy, xí nghiệp sôi nổi hưởng ứng... được gửi ra chiến trường phục vụ bộ đội ăn no, đánh thắng giặc.
Tháng 2/1968, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ sáp nhập thành tỉnh Vĩnh Phú. Theo đó, tổ chức Công đoàn hai tỉnh cũng được hợp nhất thành Liên hiệp Công đoàn tỉnh Vĩnh Phú. Tại hội nghị hợp nhất đồng chí Nguyễn Văn Thơ được cử giữ chức Thư ký Công đoàn tỉnh, đồng chí Nguyễn Thái Giảng giữ chức Phó Thư ký Thường trực, đồng chí Nguyễn Kim Đàm và Ngô Liệp là Phó Thư ký. Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức Công đoàn lúc này là: Động viên công nhân viên chức khắc phục khó khăn, nhanh chóng ổn định đời sống, sản xuất và công tác góp phần khôi phục và phát triển kinh tế. Phong trào thi đua lao động sản xuất được dấy lên với nhiều khẩu hiệu: “Làm thêm nhiều sản phẩm mới để ủng hộ đồng bào Bến Tre - Long Châu Sa kết nghĩa”, “Thêm nhiều nông cụ thể phục vụ sản xuất nông nghiệp”… Các cấp Công đoàn đã vận động công nhân viên chức thực hiện tốt kỷ luật lao động bảo đảm ngày công, giờ công có ích. Nhiều nơi, công nhân viên chức đã thực hiện tốt phong trào “5 quản” do Liên hiệp Công đoàn tỉnh tổ chức.
Trong những ngày lao động khẩn trương, đội ngũ công nhân viên chức, cán bộ, đoàn viên Công đoàn tỉnh được tin Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần (02/9/1969). Đây là sự mất mát vô cùng to lớn của cả dân tộc Việt Nam. Biến đau thương thành hành động cách mạng, Liên hiệp Công đoàn tỉnh đã phát động phong trào thi đua “Học tập và làm theo di chúc Hồ Chủ tịch” trong CNVCLĐ toàn tỉnh. Bằng sức lao động cần cù, sáng tạo và tinh thần dân chủ, CNVCLĐ trong tỉnh đã góp phần hoàn thành kế hoạch nhà nước năm 1970. Trong đó, có nhiều nhà máy hoàn thành trước thời hạn từ 2 - 4 tháng.
Giữa lúc công cuộc khôi phục kinh tế và phát triển sản xuất ở tỉnh đang có nhiều chuyển biến. Tháng 4/1972, đế quốc Mỹ điên cuồng phát động cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc nước ta bằng không quân và hải quân (từ 17/5/1972 – 29/12/1972) với quy mô lớn và tính chất tàn bạo hơn nhiều so với cuộc chiến tranh lần thứ nhất (1964 - 1968). Trong một thời gian ngắn, các nhà máy, xí nghiệp đã khẩn trương đi sơ tán, CNVCLĐ đã vận chuyển được một khối lượng lớn vật tư và hàng hóa. Điều chuyển sơ tán và tiến hành sản xuất, sẵn sàng chiến đấu.
Cuối năm 1972, hòa bình được lập lại ở miền Bắc, CNVCLĐ cùng nhân dân trong tỉnh bắt tay vào khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Đại hội Công đoàn tỉnh Vĩnh Phú lần thứ nhất (kể từ ngày hợp nhất hai tỉnh) được tổ chức từ ngày 5 đến ngày 07/7/1973 tại Nhà máy Giấy Việt Trì, nhiệm vụ của Đại hội là: Công đoàn phải động viên công nhân viên chức phát huy tinh thần “Mỗi người phải là một chiến sỹ kiên cường trên mặt trận xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc”. Đại hội đã bầu BCH gồm 25 đồng chí, BTV gồm 7 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Thơ, Tỉnh ủy viên, được bầu làm Thư ký và đồng chí Nguyễn Phúc Y được bầu làm Phó Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh.
Đầu năm 1975, cùng với nhân dân lao động miền Bắc, đội ngũ công nhân và tổ chức Công đoàn tỉnh đón mừng chiến thắng vang dội của quân và dân miền Nam anh hùng. Thắng lợi đó là nguồn động viên cổ vũ mạnh mẽ đối với những người thợ Vĩnh Phú đang ra sức xây dựng quê hương giàu đẹp sau những năm tháng chiến tranh gian khổ. Thi đua với miền Nam, Liên hiệp Công đoàn tỉnh đã phát động phong trào thi đua lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng CNXH, phấn đấu giành “Ba điểm cao” hoàn thành thắng lợi kế hoạch nhà nước năm 1975.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, cả nước chung tay xây dựng CNXH. CNVCLĐ của tỉnh hăng hái thi đua lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa. Năm 1976 số lượng CNVCLĐ toàn tỉnh đã tăng thêm 11.000 người, đưa tổng số CNVCLĐ trong tỉnh lên tới 94.155 người. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và sự chỉ đạo của Tổng Công đoàn Việt Nam, Liên hiệp Công đoàn tỉnh đã từng bước triển khai các hoạt động thiết thực, phù hợp nhằm động viên công nhân viên chức khắc phục khó khăn hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình trong tình hình mới.
Để cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng vào điều kiện thực tiễn của địa phương, Đại hội Công đoàn tỉnh Vĩnh Phú lần thứ II, diễn ra từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 9/1977, tại Thành phố Việt Trì. Đại hội xác định mục tiêu là: “Xây dựng giai cấp công nhân là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi kế hoạch sản xuất công nghiệp và tham gia đắc lực vào việc phát triển nông nghiệp…”. Đại hội đã bầu BCH gồm 35 đồng chí, BTV 9 đồng chí. Đồng chí Trần Văn Tiện, Tỉnh ủy viên được bầu làm Thư ký; đồng chí Nguyễn Văn Khang làm Phó Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh.
Năm 1976, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai, tuy gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống, song phong trào thi đua ở các nhà máy, xí nghiệp Vĩnh Phú vẫn diễn ra khá sôi nổi, đều khắp. Phong trào thi đua "phát huy sáng kiến, tiết kiệm, hợp lý hóa sản xuất" và thi đua "phục vụ nông nghiệp" được triển khai sâu rộng, 7 Công đoàn huyện đã thành lập được Ban Chỉ đạo nông nghiệp. Công đoàn Vĩnh Phú là một trong những điểm sáng của cả nước và vinh dự được Tổng Công đoàn chọn làm nơi tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm về phục vụ nông nghiệp của 8 tỉnh trung du phía Bắc..
Đầu năm 1978, Liên hiệp Công đoàn tỉnh đã mở hội nghị tổng kết sáng kiến 2 năm từ tổ trở lên đồng thời phát động phong trào “Mỗi cán bộ kỹ thuật một đề tài, mỗi công nhân một sáng kiến”... đã thu hút hơn 40% cán bộ khoa học kỹ thuật và 80% công nhân sản xuất tham gia. Toàn tỉnh đã có 34.824 sáng kiến trong đó được công nhận 13.876 sáng kiến, 12.782 sáng kiến được áp dụng, làm lợi hơn 5,9 triệu đồng. Củng cố các nhà ăn tập thể, nhà ở công nhân viên chức; công tác quản lý sự nghiệp bảo hiểm xã hội, các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động… được giải quyết kịp thời và đúng chính sách. Hai nhà nghỉ Công đoàn ở Việt Trì và Tam Đảo được duy trì hoạt động với 155 giường. Công tác bảo hộ lao động có nhiều chuyển biến, số vụ tai nạn lao động đã giảm rõ rệt, năm 1976 có 182 vụ tai nạn thì năm 1977 giảm xuống còn 164 vụ. Lao động nữ ở nhiều cơ sở Công đoàn tác động với chuyên môn bố trí công việc hợp lý cho chị em. Công tác đào tạo bồi dưỡng được quan tâm, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị và nghiệp vụ Công đoàn cho cán bộ Công đoàn cơ sở trong tỉnh. Tính đến năm 1977, đã có trên 80% cán bộ từ tổ trưởng Công đoàn được bồi dưỡng về nội dung phương pháp hoạt động Công đoàn.
Năm 1980, tình hình kinh tế, xã hội của đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, Nhà nước không đảm bảo cung cấp đủ định lượng nhu yếu phẩm cho CNVCLĐ ... Trong điều kiện đó, Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Vĩnh Phú lần thứ III được tổ chức từ ngày 28 đến ngày 31/10/1980, tại Thành phố Việt Trì. Đại hội đề ra nhiệm vụ cụ thể và cấp bách là: Phát động phong trào thi đua lao động sản xuất. Ổn định và phát triển sản xuất công nghiệp, đẩy mạnh phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tích cực chăm lo đời sống, bảo đảm quyền làm chủ trong phân phối cho công nhân viên chức... Đại hội đã bầu BCH gồm 39 đồng chí, BTV 11 đồng chí. Đồng chí Trần Văn Tiện, Tỉnh ủy viên được bầu làm Thư ký, đồng chí Nguyễn Văn Khang được bầu làm Phó Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh.
Bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, Liên hiệp Công đoàn tỉnh đã đẩy mạnh các hoạt động các phong trào như: Phong trào ‘người thợ giỏi”, “người lái tàu giỏi”, “người làm nông nghiệp giỏi”. Đã có 2.800 người có sáng kiến, trong đó có 332 công nhân, 2.268 cán bộ khoa học với 826 sáng kiến, làm lợi 4,4 triệu đồng… Ghi nhận sự đóng góp của công nhân viên chức, Hội đồng Bộ trưởng tặng nhiều Huân chương, Cờ, Bằng khen cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc. Toàn tỉnh có 1.183 tổ được tặng danh hiệu “Tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa” và 3.261 công nhân viên chức được công nhận là “Chiến sĩ thi đua”.
Đại hội Công đoàn tỉnh Vĩnh Phú lần thứ IV đã được tổ chức ngày 28/6/1983, tại Thành phố Việt Trì. Đại hội đã chỉ ra 3 mục tiêu chính là: “Tổ chức phát động phong trào công nhân viên chức phát huy tinh thần làm chủ tập thể, khai thác mọi khả năng, đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước; Tổ chức chăm lo đời sống CNVCLĐ, thực hiện đúng đắn chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước. Vận động CNVCLĐ cùng lo, cùng làm, cùng giải quyết giảm bớt khó khăn trong đời sống..". Đại hội đã bầu ra BCH Công đoàn tỉnh Khóa IV, gồm 41 đồng chí. Đồng chí Lê Văn Phúc, Tỉnh ủy viên được bầu làm Thư ký và đồng chí Nguyễn Đức Xương được bầu làm Phó Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh.
Sau Đại hội, các cấp Công đoàn trong tỉnh tổ chức nhiều phong trào thi đua lao động sản xuất, trong đó nổi bật là phong trào “Lao động giỏi”, đã phát huy tác dụng tích cực trong sản xuất, qua thi đua có 126 công trình và 458 sản phẩm mới ra đời. Hơn 500 xí nghiệp đã về trước kế hoạch từ 10 đến 15 ngày.
Với những đóng góp to lớn, nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (1984), hơn 100 đoàn viên Công đoàn của tỉnh được tặng Huy chương “Vì sự nghiệp Công đoàn”. Năm 1985, công nhân viên chức và Liên hiệp Công đoàn tỉnh Vĩnh Phú đã vinh dự được Hội đồng Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
Ngay từ những năm đầu của công cuộc đổi mới, Liên hiệp Công đoàn tỉnh đã nhanh chóng sắp xếp lại bộ máy của cơ quan Liên hiệp Công đoàn tỉnh. Tháng 12/1986, Hội nghị BCH Liên hiệp Công đoàn kỳ họp thứ 14, khóa IV đã bầu đồng chí Ngô Thị Đắc, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, làm Thư ký Công đoàn tỉnh, thay đồng chí Lê Văn Phúc đi nhận công tác khác. Cuối năm 1987, Hội nghị BCH Liên hiệp Công đoàn tỉnh (Kỳ họp thứ 15, Khóa IV) đã đánh giá kết quả và đề ra phương hướng hoạt động Công đoàn, thông qua kế hoạch chuẩn bị Đại hội Công đoàn tỉnh vào năm sau. Hội nghị đã bầu đồng chí Phùng Văn Lô làm Phó Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh.
Vào thời gian này, Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh đang bước vào giai đoạn thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, với tinh thần “nhìn thẳng sự thật, nói rõ sự thật và đánh giá đúng sự thật”. Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Vĩnh Phú lần thứ V được tổ chức từ ngày 23 đến ngày 24/9/1988 tại Thành phố Việt Trì. Đại hội đề ra mục tiêu hoạt động: Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, cùng với giai cấp nông dân và các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Đại hội đã bầu BCH Liên hiệp Công đoàn tỉnh gồm 41 đồng chí, BTV 11 đồng chí. Đồng chí Ngô Thị Đắc, Ủy viên BTV Tỉnh ủy được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Phùng Văn Lô và đồng chí Hán Vĩnh Thịnh được bầu làm Phó Chủ tịch.
Tháng 10/1988 Đại hội VI Công đoàn Việt Nam được tổ chức và đã xác định trách nhiệm của tổ chức Công đoàn là: Tập hợp giáo dục, làm cho CNLĐ hiểu rõ tình hình đất nước, hăng hái đi đầu trong công cuộc đổi mới…chăm lo đời sống, bảo vệ quyền dân chủ và lợi ích chính đáng của CNLĐ” Từ Đại hội này Tổng Công đoàn Việt Nam được đổi tên thành “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”, các địa phương được gọi là “Liên đoàn Lao động”, các chức danh “Thư ký, Phó thư ký” đổi thành “Chủ tịch, Phó Chủ tịch”.
Năm 1989, LĐLĐ tỉnh đã củng cố bộ máy các ban của cơ quan LĐLĐ tỉnh. Văn phòng tài chính được tách thành 2 ban độc lập, tăng cường 4 cán bộ làm công tác biệt phái ở cơ sở, giảm số cán bộ cơ quan LĐLĐ tỉnh từ 68 xuống còn 41 người, đưa 7 cơ sở lớn về LĐLĐ tỉnh trực tiếp chỉ đạo và quản lý toàn diện, giải thể nhà nghỉ dưỡng sức Việt Trì và Công đoàn ngành Thương nghiệp. Đến năm 1990, ở Vĩnh Phú có 13 Công đoàn huyện, thị xã, thành phố, 6 Công đoàn ngành và 15 Công đoàn cấp cơ sở trực thuộc LĐLĐ tỉnh. Chỉ sau một năm tập trung xây dựng Công đoàn cơ sở, toàn tỉnh đã có 20% số cơ sở đạt tiêu chuẩn vững mạnh. Các cấp Công đoàn cùng chính quyền đồng cấp đã tổ chức nhiều phong trào thi đua. Nổi bật là các phong trào: 4 đổi mới trong sản xuất (đổi mới thiết bị, vật tư, dây chuyền sản xuất, đổi mới sản phẩm); phong trào người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phong trào sáng kiến cải tiến tiết kiệm, phong trào phục vụ nông nghiệp...
Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Vĩnh Phú lần thứ VI, diễn ra từ ngày 28 đến ngày 30/4/1993 tại Thành phố Việt Trì, đã đề ra mục tiêu phấn đấu cho 5 năm (1993 - 1998) là: “Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn, chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của CNLĐ và xây dựng đội ngũ công nhân Vĩnh Phú vững mạnh trong cơ chế mới, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước”. Đại hội đã bầu BCH gồm 39 đồng chí. Đồng chí Phùng Văn Lô, Tỉnh ủy viên được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Kiều Công Thành và đồng chí Nguyễn Duy Lập được bầu làm Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh.
Thời gian này, phong trào Công đoàn tỉnh đang đặt ra vấn đề: Làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn trong điều kiện phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường? LĐLĐ tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy đã xây dựng và phê duyệt Đề án số 28-ĐA/TU về “Xây dựng giai cấp công nhân Vĩnh Phú trong giai đoạn mới…”. Để thực hiện Đề án, các cấp Công đoàn từng bước đổi mới nội dung, hình thức, tìm tòi các biện pháp; đẩy mạnh phong trào thi đua trong CNVCLĐ. Cũng trong năm 1996, LĐLĐ tỉnh đã vận động và Quyết định thành lập Công đoàn Viên chức tỉnh, để tập hợp các cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị trong tỉnh tham gia hoạt động Công đoàn theo ngành nghề.
Để bổ sung cán bộ lãnh đạo chủ chốt cho LĐLĐ tỉnh, Tỉnh ủy và Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đồng ý cho LĐLĐ tỉnh được bầu bổ sung 02 đồng chí Phó Chủ tịch. Tháng 9/1996, Hội nghị BCH LĐLĐ tỉnh đã bầu đồng chí Nguyễn Thị Kim Hải và đồng chí Phan Bá Sang làm Phó Chủ tịch.
7. Phong trào công nhân và Công đoàn thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1997 - 2017.
Kỳ họp thứ 10 - Quốc hội khóa IX (năm 1996) đã ra Nghị quyết về việc chia tách tỉnh Vĩnh Phú thành tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Thực hiện Nghị quyết này, ngày 01/01/1997 tỉnh Phú Thọ được tái lập, chính thức đi vào hoạt động. Theo đó, BCH LĐLĐ tỉnh Phú Thọ có 33 đồng chí. Đồng chí Phùng Văn Lô được chỉ định là Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Thị Kim Hải và đồng chí Kiều Công Thành là Phó Chủ tịch. LĐLĐ tỉnh Phú Thọ khi mới tái lập có 10 LĐLĐ huyện, thành, thị; 08 Công đoàn ngành địa phương và 841 Công đoàn cơ sở, quản lý 67.984 đoàn viên. Số CNVCLĐ toàn tỉnh là 91.000 người.
Đầu năm 1998, BCH lâm thời LĐLĐ tỉnh Phú Thọ quyết định chuẩn bị Đại hội Công đoàn tỉnh Phú Thọ lần thứ XII. Đại hội diễn ra từ ngày 05 đến ngày 07/ 5/1998 tại Thành phố Việt Trì. Đại hội đề ra 9 nhiệm vụ cơ bản là: Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Chăm lo đời sống, bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động; Nâng cao năng lực của tổ chức Công đoàn trong việc tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, quản lý sản xuất kinh doanh. ... Đại hội đã bầu BCH gồm 39 đồng chí, BTV 13 đồng chí. Đồng chí Phùng Văn Lô, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Thị Kim Hải và đồng chí Kiều Công Thành được bầu là Phó Chủ tịch.
Sau Đại hội, CNVCLĐ trong tỉnh tiếp tục thi đua lao động sản xuất, công tác thực hiện những mục tiêu Đại hội đề ra. Ngày 16/7/1998, LĐLĐ tỉnh Phú Thọ đã đề ra Chương trình hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, “tiếp tục thực hiện phong trào hành động cách mạng, công nhân lao động Phú Thọ vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà”. Cùng với sự phát triển chung của đất nước và địa phương, đội ngũ CNVCLĐ Phú Thọ đã có bước phát triển, lớn mạnh hơn về số lượng, chất lượng, đóng góp tích cực vào sự phát triển công nghiệp của tỉnh. Tháng 9/2002, đồng chí Phùng Văn Lô, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh nghỉ hưu, đồng chí Nguyễn Thị Kim Hải, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh được bầu làm Chủ tịch.
Thời điểm này, công tác đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ và tạo nguồn cán bộ Công đoàn các cấp trong tỉnh tiếp tục được chú trọng, tháng 10/2002, LĐLĐ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Công đoàn mở lớp Đại học tại chức (K70) chuyên ngành Quản trị kinh doanh cho hơn 70 cán bộ Công đoàn và CNVCLĐ trong tỉnh.
Năm 2003, Khu công nghiệp Thụy Vân hình thành, số công nhân làm việc ở khu công nghiệp này là 6.500 người. Cụm công nghiệp Bạch Hạc đã thu hút 5.000 công. Đòi hỏi của phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn trong các khu, cụm công nghiệp của tỉnh. Ngày 13/5/2003, Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ ra đời, nhằm tăng cường chỉ đạo công tác công đoàn, thống nhất nội dung, phương pháp hoạt động Công đoàn cơ sở doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh.
Để nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở ngoài quốc doanh, LĐLĐ tỉnh đã tham mưu cho BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 26/9/2003 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với tổ chức và hoạt động Công đoàn ngoài quốc doanh. Chỉ thị được triển khai đến tất cả các Chi, Đảng bộ trong tỉnh, tạo điều kiện để các cấp Công đoàn thực hiện công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Phong trào thi đua hành động cách mạng trong CNVCLĐ do LĐLĐ tỉnh và UBND tỉnh phối hợp phát động với chủ đề “Công nhân, viên chức, lao động Phú Thọ trí tuệ - sáng tạo - cần kiệm xây dựng quê hương giàu đẹp” được đông đảo tập thể và người lao động tham gia, đã có 924 công trình, sản phẩm được hoàn thành với giá trị làm lợi là 31,6 tỷ đồng; 131 đề tài và 1291 đề án với giá trị đầu tư 721 tỷ đồng. Tỷ lệ CNLĐ trong các doanh nghiệp nhà nước ký kết Hợp đồng lao động đạt 95%. Công tác phát triển đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh được quan tâm, số lượng Công đoàn cơ sở và đoàn viên tăng nhanh với số đoàn viên Công đoàn là 13.793 đoàn viên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ Công đoàn được chú trọng, toàn tỉnh có hơn 10.000 lượt cán bộ được bồi dưỡng nghiệp vụ.
Với những thành tích trong lao động sản xuất và hoạt động Công đoàn trong những năm 1997 - 2003, Nhà nước và Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng thưởng cho Công đoàn tỉnh và cán bộ, CNVCLĐ Phú Thọ: Huân chương Lao động hạng Nhất cho LĐLĐ tỉnh; Huân chương Lao động hạng Ba cho 5 tập thể và 2 cá nhân; Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ cho LĐLĐ tỉnh; Cờ thi đua xuất sắc của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho 52 tập thể. Cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu khối của UBND tỉnh Phú Thọ cho 4 tập thể; Bằng khen của Chính phủ cho 8 cá nhân; Bằng khen và Huy hiệu lao động sáng tạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho 184 cá nhân; Huy chương Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn cho 1014 cá nhân; Kỷ niệm chương Hùng Vương cho 6 tập thể và 4 cá nhân.
Từ 12 đến ngày 14/5/2003, tại Thành phố Việt Trì, Đại hội Công đoàn tỉnh Phú Thọ lần thứ XIII được tổ chức, có 247 đại biểu dự. Đại hội đã đề ra bảy nhiệm vụ cho các cấp Công đoàn. Nâng cao hiệu quả công tác tham gia quản lý, phối hợp cùng chính quyền tổ chức tốt các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, đẩy mạnh phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động trọng tâm là phong trào thi đua “lao động giỏi, lao động sáng tạo, bảo đảm vệ sinh lao động”; Phong trào “thi đua liên kết phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”… Đại hội đã bầu 39 đồng chí vào BCH LĐLĐ tỉnh khóa XIII, 13 đồng chí vào BTV. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Hải, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh được bầu làm Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Hưng và đồng chí Đỗ Văn Liệu được bầu Phó Chủ tịch. Tháng 10/2003, tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IX, đồng chí Nguyễn Thị Kim Hải được bầu là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Tại kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XVI, đồng chí Nguyễn Thị Kim Hải được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Để bổ sung cán bộ chủ chốt, ngày 27/6/2004, BCH LĐLĐ tỉnh Phú Thọ đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Hưng - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh, giữ chức Chủ tịch LĐLĐ tỉnh thay đồng chí Nguyễn Thị Kim Hải nhận nhiệm vụ mới.
Trong giai đoạn này, công tác tuyên truyền giáo dục của các cấp Công đoàn tiếp tục được đổi mới về nội dung và hình thức. Nổi bật là tuyên truyền về vai trò của giai cấp công nhân đối với sự phát triển của công nghiệp và kinh tế xã hội; vận động học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Đảng; thi báo cáo viên giỏi; thi viết về tập thể, cá nhân tiêu biểu, lao động giỏi, lao động sáng tạo; thi tuyên truyền viên giỏi về bảo hiểm xã hội, an toàn giao thông, thi “Tìm hiểu các kỳ Đại hội Công đoàn Việt Nam”. Đặc biệt, tỉnh Phú Thọ đã dành giải nhất toàn quốc cuộc thi tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh.
Để đáp ứng yêu cầu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao. LĐLĐ tỉnh đã tìm nguồn vốn xây dựng Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Phú Thọ tại Đường Hùng Vương, Phường Tiên Cát, Thành phố Việt Trì. Ngày 18/4/2005, Nhà Văn hóa chính thức vào hoạt động phục vụ CNVCLĐ con em công nhân và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Năm 2007, LĐLĐ và UBND tỉnh phối hợp phát động phong trào thi đua với các chủ đề "Công nhân, viên chức, lao động Phú Thọ trí tuệ, sáng tạo, cần kiệm xây dựng quê hương giàu đẹp”; “Công nhân, viên chức, lao động Phú Thọ vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững”. Phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã có hàng nghìn sáng kiến được đề xuất và ứng dụng vào sản xuất, công tác; nhiều công trình thủy lợi, giao thông, phòng học, trạm y tế được cải tạo, nâng cấp, làm mới và đưa vào sử dụng; gần 1 triệu cây xanh được trồng tại các cơ quan, doanh nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc cho CNVCLĐ của tỉnh.
Với sự nỗ lực phấn đấu kiên trì, bền bỉ và năng động sáng tạo, cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ tỉnh trong những năm 2003 – 2007 đã được Chủ Tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho 2 tập thể, Cờ thi đua của Chính phủ cho 1 đơn vị; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 2 đơn vị; Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng 33 đơn vị Cờ thi đua; 4 đơn vị được nhận cờ thi đua do UBND tỉnh Phú Thọ tặng; 167 CNLĐ được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Huy hiệu và bằng “Lao động sáng tạo”.
Thời gian này, công tác luân chuyển cán bộ được Tỉnh ủy đẩy mạnh. Tháng 2/2008, đồng chí Nguyễn Văn Hưng được Tỉnh ủy điều động làm Bí thư Huyện ủy Tam Nông, đồng chí Bùi Quang Hồng được giao Quyền Chủ tịch LĐLĐ tỉnh. Tháng 4/2008, đồng chí Phan Thị Hạnh Nguyên, Tỉnh ủy viên, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em tỉnh, được Tỉnh ủy điều động, chỉ định làm Bí thư Đảng đoàn LĐLĐ tỉnh, Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ định làm Quyền Chủ tịch LĐLĐ tỉnh.
Trong 2 ngày 13-14/ 5 năm 2008, tại thành phố Việt Trì, Đại hội Công đoàn tỉnh Phú Thọ lần thứ XIV được tổ chức. Đại hội xác định mục tiêu. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Thực hiện các chức năng Công đoàn, nhất là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà, góp phần sớm đưa Phú Thọ ra khỏi tỉnh nghèo và phát triển bền vững”. Đại hội đã bầu 41 đồng chí vào BCH LĐLĐ tỉnh Khóa XIV. Đồng chí Phan Thị Hạnh Nguyên, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh được bầu làm Chủ tịch, các đồng chí Bùi Quang Hồng, Đỗ Văn Liệu làm Phó Chủ tịch.
Để tăng cường xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, tháng 1/2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) ban hành Nghị quyết số 20 - NQ/TW về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Trong bối cảnh đó, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã tham mưu cho BCH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TU, ngày 20/10/2008, về “Tiếp tục củng cố, phát triển tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước đến năm 2015”. Đối với Công đoàn, Nghị quyết đã đề ra các nhiệm vụ: Phát triển số lượng CNLĐ, phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh; Tham gia xây dựng, thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể. Đầu năm 2009, LĐLĐ tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo phát triển đoàn viên để tuyên truyền vận động thành lập Công đoàn cơ sở ngay sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt động; chủ động thương lượng ký kết Thoả ước lao động tập thể, hướng dẫn người lao động giao kết hợp đồng lao động. Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động của Công đoàn cơ sở, đồng thời tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, chấm điểm và đánh giá xếp loại Công đoàn cấp trên cơ sở.
Tháng 10/2009, đồng chí Nguyễn Việt Hùng được bầu làm Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh. Tháng 7/2010, đồng chí Đỗ Văn Liệu nghỉ hưu trước tuổi, vì lý do sức khỏe. Để đảm bảo cơ cấu, số lượng cán bộ Công đoàn chủ chốt, Tỉnh ủy điều động, giới thiệu đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Bí thư tỉnh Đoàn, đại biểu Quốc hội Khóa XII, để bầu làm Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh.
Ghi nhận những cống hiến của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ và Công đoàn tỉnh Phú Thọ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Chủ Tịch nước đã trao tặng LĐLĐ tỉnh Phú Thọ Huân chương Độc lập hạng Ba.
Đại hội Công đoàn tỉnh Phú Thọ lần thứ XV được tổ chức từ ngày 29-30 tháng 01/2013, tại Thành phố Việt Trì, với 300 đại biểu dự. Đại hội đã đề ra mục tiêu cho hoạt động Công đoàn tỉnh trong 5 năm tới là: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn, phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng chính quyền trong sạch vững mạnh, tổ chức hiệu quả phong trào thi đua hành động cách mạng trong công nhân, viên chức, lao động góp phần sớm đưa Phú Thọ ra khỏi tỉnh nghèo, tạo nền tảng đến năm 2020 cơ bản thành tỉnh công nghiệp”. Đại hội đã bầu BCH Liên đoàn LĐLĐ khoá XV gồm 41 đồng chí. Bầu đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tỉnh ủy viên, làm Chủ tịch, các đồng chí Bùi Quang Hồng, Nguyễn Việt Hùng được bầu làm Phó Chủ tịch.
Thời gian này, LĐLĐ tỉnh đã xây dựng mối quan hệ phối hợp với các ngành chức năng, như Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và xã hội, Sở Văn hóa thể thao du lịch, Đoàn Thanh niên, Liên hiệp các hiệp hội khoa học kỹ thuật, Đảng ủy khối doanh nghiệp… ban hành quyết định giao chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị hàng năm; quy chế khen thưởng của LĐLĐ tỉnh; củng cố Công đoàn cơ sở, kiện toàn các Ban cơ quan LĐLĐ tỉnh từ 6 ban thành 7 ban, trên cơ sở tách Ban Tuyên giáo và Nữ công thành Ban Tuyên giáo và Ban Nữ công cho phù hợp với điều kiện hoạt động trong hệ thống chính trị của tỉnh. Chỉ đạo các cấp Công đoàn trong tỉnh tập trung thực hiện chương trình “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện hiệu quả Thỏa ước lao động tập thể”; “ Chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở”; Chương trình "Nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động" và Chương trình "Phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở". Tổ chức các hoạt động hướng về đoàn viên, CNVCLĐ như: “Tháng công nhân”; "Tết sum vầy"; Phiên chợ đưa hàng Việt phục vụ công nhân, lao động; Giao lưu tiếng hát CNLĐ các khu nhà trọ, tuyên truyền pháp luật cho CNLĐ tại các khu, cụm công nghiệp, khám sức khỏe và cấp thuốc miễn phí cho CNLĐ, tổ chức thực hiện đề án “Xây dựng đời sống văn hóa công nhân khu công nghiệp"; nghiên cứu đề tài khoa học “Xây dựng mô hình tổ tự quản khu nhà trọ công nhân, lao động”.
Công tác cán bộ thời gian này được quan tâm, chú trọng. Tháng 3/2014, đồng chí Nguyễn Thị Hồng Lâm, Trưởng ban Nữ công, được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh. Tháng 9/2015, Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, được bầu vào BTV Tỉnh ủy và được Tỉnh ủy điều động làm Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy. Để kiện toàn đội ngũ cán bộ chủ chốt, tháng 11/2015, đồng chí Nguyễn Thị Hồng Lâm, Tỉnh ủy viên, được bầu làm Chủ tịch LĐLĐ tỉnh. Tiếp đó, tháng 01/2016, đồng chí Phạm Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LĐLĐ tỉnh, được bầu làm Phó Chủ tịch. Tháng 9/2016, đồng chí Bùi Quang Hồng, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh nghỉ hưu. Tháng 11/2016, đồng chí Đỗ Thị Ngọc Ánh, Trưởng phòng Tài chính Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy, được Tỉnh ủy điều động, giới thiệu bầu chức danh Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh. Tháng 4/2018, đồng chí Nguyễn Thị Hồng Lâm- Chủ tịch LĐLĐ tỉnh được Tỉnh ủy điều động làm Bí thư Huyện ủy Hạ Hòa, đồng thời đồng chí Nguyễn Hải – Bí thư Huyện ủy Hạ Hòa được Tỉnh ủy điều động, Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ định tham gia BCH, BTV và giữ chức vụ Chủ tịch LĐLĐ tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2013-2018.
Trong 02 ngày 20-21/6/2018, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Phú Thọ, Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Phú Thọ lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2018-2023 được tổ chức trọng thể. Đại hội có hơn 300 đại biểu đại diện cho trên 120 ngìn đoàn viên Công đoàn trên địa bàn tỉnh. Đại hội đưa ra chủ đề “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; Tăng cường phát triển tổ chức Công đoàn; Chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của đoàn viên, người lao động; Tích cực tham gia xây dựng đảng, chính quyền vững mạnh”; Mục tiêu tổng quát “Tập trung đổi mới nội dung và phương thức hoạt động Công đoàn, hướng mạnh mọi hoạt động về cơ sở; chú trọng đại diện chăm lo, bảo vệ đoàn viên và người lao động, tăng cường phát triển lợi ích đoàn viên, lấy lợi ích làm điểm tập hợp, thu hút đoàn viên và người lao động; phát huy vai trò của đoàn viên tham gia xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tăng cường xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế; tổ chức sâu rộng phong trào thi đua góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh, của đất nước phát triển nhanh và bền vững” và 07 nhóm chỉ tiêu do Công đoàn trực tiếp chỉ đạo; 06 nhóm chỉ tiêu do Công đoàn phối hợp chỉ đạo và 09 nhóm giải pháp để tổ chức thực hiện.
Đại hội tiến hành bầu 41 đồng chí vào BCH, 13 đồng chí vào BTV; 09 đồng chí Ủy viên Ủy ban Kiểm tra; cũng tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Hải tiếp tục được Đại hội tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch LĐLĐ tỉnh; đồng chí Phạm Sơn, đồng chí Đỗ Thị Ngọc Ánh tiếp tục được Đại hội tín nhiệm bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch; bầu đồng chí Phùng Quang Vinh- Trưởng ban Tổ chức được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch thay đồng chí Nguyễn Việt Hùng – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh khóa XV nghỉ chế độ. Tháng 7/2019, đồng chí Nguyễn Hải- Chủ tịch LĐLĐ tỉnh được Tỉnh ủy điều động, giới thiệu bầu giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ; đồng chí Hà Đức Quảng- Bí thư Huyện ủy Yên Lập được Tỉnh ủy điều động, Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ định tham gia BCH, BTV và chỉ định giữ chức vụ Chủ tịch LĐLĐ tỉnh khóa XVI; Tháng 10/2019 đồng chí Đỗ Thị Ngọc Ánh- Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh khóa XVI được Tỉnh ủy điều động, chỉ định giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng bộ khối các Cơ quan tỉnh; đồng chí Nguyễn Ngọc Hướng- Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hạ Hòa được Tỉnh ủy điều động, Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ định tham gia BCH, BTV và chỉ định giữ chức vụ Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh khóa XVI.
Hiện nay, LĐLĐ tỉnh đang quản lý 13 LĐLĐ huyện, thành, thị; 3 Công đoàn ngành; 1 Công đoàn các khu Công nghiệp; 4 Công đoàn cơ sở trực thuộc với trên 130 nghìn đoàn viên Công đoàn và trên 1700 CĐCS; các cấp Công đoàn trong tỉnh tích cực chủ động phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp, chủ sử dụng lao động triển khai xây dựng các chương trình thi đua, chăm lo cho đoàn viên, CNVCLĐ có "Quyền lợi đảm bảo, phúc lợi tốt hơn", quan tâm CNVLĐ có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ xây dựng nhà “Mái ấm Công đoàn”, kinh phí thuê nhà ở, hỗ trợ và giải quyết CNVCLĐ phát triển kinh tế gia đình từ nguồn quỹ “Trợ vốn đoàn viên Công đoàn”. Tiếp tục tập trung chỉ đạo phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật; thi đua học tập nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Hoạt động Công đoàn được tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện hướng mạnh về cơ sở, lấy Công đoàn cơ sởi làm địa bàn hoạt động, lấy đoàn viên, CNVCLĐ làm đối tượng vận động, quan tâm chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đoàn viên và người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Nhìn lại 75 năm xây dựng và trưởng thành, với các mục tiêu của Công đoàn Phú Thọ đặt ra qua 16 kỳ Đại hội luôn phù hợp với yêu cầu đòi hỏi và tình hình thực tiễn của từng giai đoạn lịch sử cách mạng đấu tranh, giành độc lập dân tộc thống nhất đất nước, cũng như công cuộc xây dựng đất nước. Đội ngũ công nhân và tổ chức Công đoàn tỉnh Phú Thọ có những chuyển biến tích cực, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng. Đội ngũ CNVCLĐ của tỉnh luôn là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới đất nước, của tỉnh, là sợi dây nối liền giữa Đảng, Nhà nước với người lao động. Phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn đã và đang góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh của tỉnh, vị thế của tổ chức Công đoàn ngày càng được nâng lên trong đời sống xã hội.
Phát huy truyền thống tốt đẹp của đội ngũ CNVCLĐ trên quê hương đất Tổ, tự hào về lịch sử vẻ vang 75 năm xây dựng và phát triển của Công đoàn tỉnh, đội ngũ công nhân và tổ chức Công đoàn Phú Thọ sẽ tiếp tục đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thử thách, triển khai thực hiện có thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, Đại hội XVI Công đoàn tỉnh Phú Thọ, Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới; ra sức thi đua lao động sản xuất, công tác, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh năm 2022 và kế hoạch 5 năm 2021 – 2026; cùng với các cấp, các ngành, nhân dân cả nước đẩy lùi dịch Covid-19; Tập trung đổi mới nội dung và phương thức hoạt động Công đoàn theo hướng thích ứng linh hoạt, hướng mạnh mọi hoạt động về cơ sở; chú trọng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, tăng cường phát triển lợi ích đoàn viên, lấy lợi ích làm điểm tập hợp, thu hút đoàn viên và người lao động; phát huy vai trò của đoàn viên tham gia xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tăng cường xây dựng đội ngũ CNVCLĐ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; tổ chức sâu rộng phong trào thi đua góp phần xây dựng Phú Thọ là tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
- Nhiệt liệt chào mừng 75 năm ngày thành lập Công đoàn tỉnh Phú Thọ (09/10/1947 - 29/10/2022)!
- Công đoàn Việt Nam đổi mới, sáng tạo vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước!
- Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước!
- Cán bộ, công nhân, viên chức, lao động thi đua lập thành tích chào mừng 75 năm ngày thành lập Công đoàn tỉnh Phú Thọ (09/10/1947 - 09/10/2022)!
- Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!
- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!
- Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH PHÚ THỌ