Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, đến năm 2020, Phú Thọ sẽ trở thành tỉnh công nghiệp với các ngành sản xuất chính: giấy, phân bón, chế biến nông lâm sản, khai thác khoáng sản… Các cụm khu công nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh hiện nay gồm: Thuy Vân, Trung Hà, Tam Nông, Bạch Hạc, Yến Mao… Dự kiến đến năm 2015, tỉnh sẽ hình thành thêm một số khu, cụm công nghiệp lớn gồm: Đồng Phì ( Hạ Hoà ), Phú Hà ( Phú Thọ ), Đồng Lạng ( Phù Ninh )… Các khu công nghiệp này sẽ giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động của tỉnh.
Theo số liệu thống kê: Số người trong độ tuổi lao động của tỉnh hiện nay là: 80 vạn người; Số lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng; 11,6 vạn người ( khoảng 14,5% ); Số lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ: 28% ( năm 2005 ) và 36% ( năm 2007 ); Số người thất nghiệp hoặc chưa có việc làm: gần 2 vạn người. Những con số trên phản ánh một thực trạng đang diễn ra hiện nay là sự mất cân đối trong cung và cầu về lao động: Mặc dù nhu cầu về sử dụng lao động là rất lớn, nguồn lao động của tỉnh rất đồi dào, nhưng tỉ lệ lao động được giải quyết việc làm lại không cao. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm như trên chính là do chất lựơng nguồn lao động của tỉnh còn thấp. Bản thân các nhà đầu tư chưa có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với lực lượng lao động điạ phương và chưa có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực hiệu quả và hợp lý.
Theo số liệu thống kê: Số người trong độ tuổi lao động của tỉnh hiện nay là: 80 vạn người; Số lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng; 11,6 vạn người ( khoảng 14,5% ); Số lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ: 28% ( năm 2005 ) và 36% ( năm 2007 ); Số người thất nghiệp hoặc chưa có việc làm: gần 2 vạn người. Những con số trên phản ánh một thực trạng đang diễn ra hiện nay là sự mất cân đối trong cung và cầu về lao động: Mặc dù nhu cầu về sử dụng lao động là rất lớn, nguồn lao động của tỉnh rất đồi dào, nhưng tỉ lệ lao động được giải quyết việc làm lại không cao. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm như trên chính là do chất lựơng nguồn lao động của tỉnh còn thấp. Bản thân các nhà đầu tư chưa có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với lực lượng lao động điạ phương và chưa có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực hiệu quả và hợp lý.
Đến với LILAMA3 – một doanh nghiệp có tiềm năng phát triển mạnh và có bề dầy lịch sử hơn 45 năm, có ngành nghề kinh doanh chính: chế tạo thiết bị cơ khí, lắp máy và xây dựng. Số lao động hiện có của doanh nghiệp: hơn 2.000 người ; số lao động có nhu cầu bổ xung hàng năm: 300 – 500 người
Hiện nay, LILAMA 3 đang triển khai thực hiện một số dự án đầu tư lớn gồm: Thủy điện Hát Lìu tại Trạm Tấu - Yên Bái, chế tạo cơ khí và đóng tàu Bạch Hạc tại Việt Trì, … Với mục tiêu nâng cao năng suất lao động, thực hiện có hiệu quả dự án đầu tư, Công ty có nhu cầu tuyển dụng một số lượng lớn đội ngũ công nhân lành nghề, có tâm lý làm việc ổn định và gắn bó lâu dài với Công ty. Các ngành nghề cần sử dụng là: Hàn, lắp máy, điện, sửa chữa, gia công …
Tuy nhiên, một thực tế đáng trăn trở xẩy ra là lao động của địa phương chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số CBCNV của doanh nghiệp, chỉ 10 - 20% số còn lại đều là người ngoại tỉnh và tốt nghiệp các trường lắp máy Ninh Bình, Việt Xô, Việt Hưng, Việt Hàn …Chi phí đào tạo đối với một thợ hàn 3G tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo nói trên là 10 triệu đồng. Tuy nhiên chi phí đào tạo đối với thợ hàn tốt nghiệp từ các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh thì phải lên đến 20 triệu đồng.
Điều này mô tả rất sinh động một thực tế là hiện nay Phú Thọ có rất nhiều các cơ sở đào tạo nghề: Trường Cao đẳng hóa chất, đào tạo nghề giấy, công nhân cơ điện… Các ngành nghề đào tạo gồm: Điện, giấy, hàn…. Hàng năm, số học viên tốt nghiệp ra trường lên đến vài nghìn người, nhưng do chất lượng đào tạo còn thấp, kỹ năng thực hành của học viên chưa cao, các ngành nghề đào tạo không phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng nên việc giải quyết việc làm cho người lao động gặp rất nhiều khó khăn. Số người lao động bị thất nghiệp và chưa có việc làm vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Để khai thác một cách triệt để thế mạnh nguồn nhân lực của tỉnh, đảm bảo tỉnh có đủ nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cung cấp cho các dự án đầu tư, việc đẩy mạnh công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực là việc làm hết sức cấp thiết. Dưới góc nhìn của nhà quản lý doanh nghiệp mà cụ thể là Ban lãnh đạo Công ty Lilama3 đang trăn trở về vấn đề nguồn nhân lực của tỉnh và đã đưa ra một vài giải pháp:
Trước hết, để giải quyết việc làm cho số lao động địa phương bị thất nghiệp, nhà quản lý nên có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các nhà đầu tư sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động chưa qua đào tạo, cụ thể như: Giảm giá thuê đất, hỗ trợ một phần kinh phí cho doanh nghiệp tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, miễn phí thông báo tuyển dụng trên đài và báo, định kỳ tổ chức hội chợ việc làm để người lao động tự tìm hiểu với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng …
Thứ 2, để nâng cao chất lượng nguồn lao động, nên quan tâm hỗ trợ, ưu đãi đầu tư đối với các cơ sở đào tạo, các dự án cải tạo, nuôi dưỡng, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực địa phương. Thực hiện các ưu đãi đặc biệt đối với các dự án thành lập mới một số trường dạy nghề tư thực chất lượng cao, tổ chức các khóa đào tạo miễn phí cho cán bộ quản lý nhân lực của các doanh nghiệp …
Thứ 3, để đảm bảo số lao động được đào tạo tại các trường của tỉnh được sử dụng vào các Dự án trên địa bàn tỉnh, cần quan tâm đến các ngành nghề đào tạo và chất lượng đào tạo của các trường.
Về ngành nghề đào tạo, cần quan tâm đào tạo chuyên sâu những nghành nghề có tính chất thế mạnh của các doanh nghiệp thuộc tỉnh, ví dụ: cơ khí, lắp máy, giấy, sản xuất xi măng …
Về chất lượng đào tạo: Kiểm soát chặt chẽ nội dung, quy trình đào tạo của các cơ sở dạy nghề, yêu cầu thực hiện nghiêm túc Quy chế đào tạo. Cho phép các cơ sở đào tạo liên kết với các doanh nghiệp tổ chức đào tạo nâng cao kỹ năng thực hành cho học viên để các doanh nghiệp không phải đào tạo lại.
Trong công tác quản lý, yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực địa phương, cam kết sử dụng lại số lao động đã cử đi đào tạo, trích một phần kinh phí đầu tư cho đào tạo và quy định việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực là điều kiện cần và đủ để phê duyệt và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án.
Để mảnh đất Phú Thọ ngàn năm văn hiến ngày càng “ vững mạnh, ổn định và phồn thịnh” , để Đất tổ - Vua Hùng ngày càng khẳng định vị trí một trong 14 trung tâm vùng của cả nước, tỉnh Phú Thọ, các nhà đầu tư, nhân dân địa phương tiếp tục quan tâm, chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, coi đó là vấn đề chiến lược, quyết định sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp và chi phối tình hình kinh tế xã hội của tỉnh.
Nguồn: lilama3.vn