|
Thời trang - đôi điều cần chú ý trong giao tiếp |
Khi giao tiếp, trang phục không được để nhàu bẩn, không ướt, nếu bị ướt (do mưa chẳng hạn), có thể báo cho chủ nhà là mình sẽ đến muộn một chút.
Cúc hoặc khóa kéo cũng nên được kiểm tra. Nếu cúc cổ áo sơ mi bị rơi thì thắt caravat sẽ không đẹp. Cúc áo veston luôn được cài một cúc. Sẽ là thiếu lịch sự nếu đứng nói chuyện mà cúc áo veston không cài.
Khi vào bàn tiệc, nếu trời nóng có thể cởi veston, khoác phía sau ghế mình ngồi sau khi đã xin phép chủ nhà. Khi bước vào phòng thì phải cởi áo choàng, mũ và khăn quàng cổ vắt ở nơi treo quần áo hoặc nơi thuận tiện, trừ trường hợp trong phòng rất lạnh, không có lò sưởi thì vẫn có thể mặc áo choàng, quàng khăn ở cổ và đội mũ.
Trong giao tiếp chính thức hay thông thường, do có quan hệ thân mật nên có trường hợp cả gia đình đều được mời tham dự các buổi gặp gỡ, liên hoan chiêu đãi. Trong các buổi đó, thanh niên từ 16 tuổi trở lên có thể ăn mặc như những người lớn bình thường. Còn đối với trẻ em từ 15 tuổi trở xuống, nếu là con trai, có thể mặc áo bờ-lu-dông, áo len dài hoặc ngắn tay. Màu của quần áo tùy sở thích. Ngoài ra, vẫn có áo choàng, mũ, caravat, giầy tất, xăng đan, khăn quàng cổ, găng tay… tùy theo sự cần thiết. Nếu là con gái thì có thể mặc tùy thời tiết và sở thích. Vẫn có thể dùng áo choàng, mũ, giầy tất, xăng đan, khăn quàng cổ, găng tay… phù hợp với sự cần thiết của nữ.
.Tổng hợp